Fibonacci Là Gì? Cách Giao Dịch Với Fibonacci Hiệu Quả

  -  

Trong quá trình giao dịch forex, chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe đến Fibonacci - chỉ báo kỹ thuật dùng để xác định các điểm quan trọng của giá, giúp trader tìm ra điểm vào lệnh, chốt lời, cắt lỗ để thiết lập chiến lược giao dịch hiệu quả. Vậy Fibonacci là gì? Cách giao dịch với chỉ báo này như thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về Fibonaci qua bài viết dưới đây nhé!

Fibonacci là gì?

Fibonacci là một chỉ báo kỹ thuật có nguồn gốc từ lý thuyết toán học, được phát minh bởi Leonardo Pisano Bogollo - một nhà toán học người Ý sống ở thế kỷ XII. 

Dãy số Fibonacci là gì?

Dãy số Fibonacci là một chuỗi các chữ số, bắt đầu từ số 0 và 1, các số phía sau là tổng của 2 số đứng trước đó. 

Cụ thể dãy số Fibonacci là: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, 987, 1597, 2584, 4181, 6765…

Tỷ lệ vàng Fibonacci

Dựa vào dãy số trên, nhà toán học đã phát hiện ra các tỷ lệ quan trọng, trong đó 161.8%, 23.6%, 28.2%, 61.8% được xem là tỷ lệ vàng Fibonacci và là những con số có ý nghĩa quan trọng trong giao dịch và phân tích kỹ thuật.

Bạn đang xem: Fibonacci là gì? Cách giao dịch với Fibonacci hiệu quả

Ý nghĩa của Fibonacci trong phân tích kỹ thuật

Chỉ báo Fibonacci ngày càng được trader sử dụng rộng rãi, bởi tính đơn giản và khả năng mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư, cụ thể:

  • Các tỷ lệ Fibonacci phản ánh cách vận động của giá, được sử dụng như công cụ xác định các điểm quan trọng trong chuyển động giá.
  • Xác định các mức hỗ trợ, kháng cự tiềm năng, từ đó tìm điểm vào lệnh, cắt lỗ hợp lý.
  • Khả năng dự đoán các ngưỡng có thể xảy ra các điểm đảo chiều trong xu hướng vận động của giá.

Cách giao dịch với Fibonacci hiệu quả

Fibonacci là một chỉ báo rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau. Còn trong forex, trader có thể sử dụng Fibonacci để tìm điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời hợp lý. Cách thực hiện như sau:

Dựa vào Fibonacci thoái lui để vào lệnh

Fibonacci là một chỉ báo kỹ thuật hoạt động hiệu quả trong thị trường có xu hướng rõ rệt. Nhưng để tìm kiếm điểm vào lệnh trong xu hướng đó, trước tiên trader cần xác định các mức hồi lại của Fibonacci bằng cách bắt đỉnh và bắt đáy của thị trường:

  • Đối với xu hướng tăng: kéo Fibonacci từ đáy lên đỉnh.
  • Đối với xu hướng giảm: kéo Fibonacci từ đỉnh xuống đáy.

Ví dụ:

Đối với xu hướng tăng

AUDUSD khung thời gian D1, sau khi vẽ được Fibonacci thoái lui trong xu hướng tăng, trader xác định được các mức Fibonacci thoái lui như 0, 0.264, 0.382, 0.5, 0.618, 0.764, 1. Đây là các mức đóng vai trò như ngưỡng hỗ trợ/kháng cự quan trọng. Trong đó, 0.382, 0.5 và 0.618 là các mức phổ biến nhất mà tại đây, giá có thể bật lại một cách mạnh mẽ và trader có thể tiến hành vào lệnh Buy.

Đối với xu hướng giảm

EURUSD khung thời gian H4, sau khi vẽ được Fibonacci thoái lui trong xu hướng giảm, trader xác định được các mức Fibonacci thoái lui quan trọng. Khi giá chạm mức 0.618 - một trong các mức phổ biến nhất, giá đã giảm sâu và tại mức này trader có thể tiến hành vào lệnh Sell.

Xem thêm: Người Bị Viêm Da Dị Ứng Nên Kiêng Gì, Nên Ăn Gì Để Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh

Dựa vào Fibonacci mở rộng để chốt lời

Tương tự như Fibonacci thoái lui, trader cũng xác định các mức Fibonacci mở rộng bằng cách bắt đỉnh và bắt đáy của thị trường để tìm kiếm điểm chốt lời tiềm năng.

Đối với Fibonacci mở rộng, các mức quan trọng để trader thực hiện chốt lời nên rơi vào 0.618, 0.764, 1, 1.236, 1.618, vì các mức dưới 0.618 sẽ cho tỷ lệ Risk:Reward khá thấp, còn các mức trên 1.618 lại cho tỷ lệ Risk:Reward khá cao, đòi hỏi trader phải giao dịch trên thị trường có khả năng tăng giá hoặc giảm giá dài hạn, thậm chí rất khó xảy ra và không thể khớp lệnh.

Ví dụ: 

Đối với xu hướng tăng

USDCHF khung thời gian D1, khi xác định được điểm vào lệnh, giá bắt đầu tăng mạnh chạm mức 1.618. Như vậy, trader có thể đặt mức chốt lời tại các mức hỗ trợ gần nhất như 0.618, 1.00 và 1.618.

Đối với xu hướng giảm

EURUSD khung thời gian H1, khi xác định được điểm vào lệnh, giá bắt đầu giảm sâu chạm mức 0.618. Như vậy, trader có thể đặt mức chốt lời tại các mức như 0.382, 0.5 và 0.618.

Dựa vào Fibonacci mở rộng để cắt lỗ

EURUSD khung thời gian H4, có 2 cách để xác định điểm cắt lỗ dựa vào Fibonacci mở rộng:

  • Đặt điểm cắt lỗ tại mức Fibonacci tiếp theo: khi thị trường hình thành xu hướng tăng chạm mức quan trọng 0.5, nếu trader canh Sell tại mức này thì điểm cắt lỗ sẽ đặt trên mức 0.618 hoặc cao hơn.

  • Đặt điểm cắt lỗ tại đỉnh gần nhất trước đó: nghĩa là trên mức 1 để bảo đảm an toàn cho lệnh của các nhà đầu tư dài hạn không bị thị trường không quét stop loss. Ngược lại, trong trường hợp đặt lệnh Buy thì trader sẽ đặt cắt lỗ dưới đáy gần nhất trước đó.

Một số lưu ý khi sử dụng Fibonacci

Mặc dù Fibonacci rất hữu ích trong việc xác định các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự tiềm năng, tuy nhiên để tận dụng hiệu quả chỉ báo này trader cần lưu ý những điểm sau:

  • Chỉ báo Fibonacci không phải lúc nào cũng cho tín hiệu chính xác 100%, vì vậy trader nên kết hợp chỉ báo cùng với mô hình nến đảo chiều, mô hình nến Nhật, đường trendline…để có những dự báo chính xác hơn, tăng tỷ lệ thành công.

    Xem thêm: Day Trader Là Gì - Bạn Thuộc Kiểu Day Trader Nào

  • Lựa chọn khung thời gian, đỉnh, đáy để vẽ đường Fibonacci rất quan trọng, phụ thuộc vào mỗi cách nhìn nhận của trader. Do đó, bạn phải luôn học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng khi sử dụng Fibonacci.

Lời kết

Trên đây là những thông tin hữu ích về Fibonacci, hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn Fibonacci là gì cũng như cách áp dụng hiệu quả chỉ báo này trong các giao dịch sắp tới và đừng quên đặt cắt lỗ hay trang bị cho mình chiến lược quản lý vốn tối ưu nhé. Chúc các bạn thành công!